Cùng xem thêm video hướng dẫn cách làm chè khúc bạch của Ngọt tại đây nhé!
3. Các bước làm chè khúc bạch
Thạch chè
Bước 1: Cắt nhỏ gelatin rồi cho vào nước lạnh ngâm trong 15 phút cho mềm.
Bước 2: Bắt nồi lên bếp, cho lần lượt sữa nguyên kem, whipping cream và đường cát vào nồi đun ở lửa vừa, nhiệt độ khoảng 70 – 80oC là đạt, dùng phới lồng đảo đều.
Bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử để kiểm tra nhiệt độ được chính xác hơn
Bước 3: Cho gelatin đã ngâm mềm vào hỗn hợp, khuấy đều để gelatin tan hoàn toàn. Cần khuấy sâu xuống cả đáy nồi để tránh gelatin bị dính.
Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây một lần để hỗn hợp được mịn hơn.
Bước 5: Chia hỗn hợp thành 3 phần để chuẩn bị cho phần tạo màu. Riêng đối với thạch màu trắng, bạn chỉ cần cho hỗn hợp kem sữa đã chia ra khuôn là được.
Bước 6: Tạo màu cho thạch:
Thạch màu xanh, vị matcha
Cho nước nóng vào bát chứa trà xanh, khuấy đều bằng dụng cụ khuấy trà hoặc thìa đến khi hỗn hợp sệt lại.
Cho phần trà xanh vừa khuấy vào hỗn hợp kem sữa đã chia ở trên rồi lọc qua rây, cho vào khuôn.
Thạch màu đỏ, vị thanh long
Cho phần nước cốt thanh long đã chia vào khay, sau đó cho hỗn hợp kem sữa vào rồi khuấy đều cho hòa quyện vào nhau.
Bước 7: Để các hỗn hợp nguội hoàn toàn. Sau đó, bọc 1 màng bọc thực phẩm cho từng khuôn. Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 đêm để đông lại.
Nấu nước đường
Bước 1: Lá dứa rửa sạch, cuộn lại cho vào nồi.
Bước 2: Cho 500ml nước và đường phèn vào nồi đun sôi đến khi đường tan hết.
Chuẩn bị phần topping chè khúc bạch
Bước 1: Rang sơ hạnh nhân cho vàng thơm.
Bước 2: Nếu dùng vải/nhãn thì tách bỏ hạt. Với các loại trái cây khác thì cắt vừa ăn.
Bước 3: Hạt é/ hạt chia ngâm trong 15 phút cho hạt nở.
Trang trí & Thưởng thức
Bước 1: Lấy thạch ra khỏi tủ lạnh, dùng dao răng cưa cắt thành từng khúc nhỏ, vừa ăn.
Bước 2: Cho thạch, nhãn hoặc vải vào bát, chan nước đường, rắc ít hạnh nhân lên trên. Bạn có thể cho thêm hạt é hoặc các loại trái cây yêu thích để chè bắt mắt và ngon hơn.
Bí quyết để chè khúc bạch chuẩn xinh – chuẩn vị
Nếu thời tiết nắng nóng, nên ngâm gelatin với nước đá.
Khi tạo màu cho thạch chè, cần rây các hỗn hợp bột tạo màu để tránh lợn cợn.
Nhiệt độ đun hỗn hợp sữa nên ở mức 70 – 80oC. Nếu muốn chính xác bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử, tránh tình trạng đun sôi trào hỗn hợp hoặc đun ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến gelatin không tan.
Nên bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm ở dưới đáy khuôn, điều này sẽ giúp thuận tiện cho việc lấy thạch ra khỏi khuôn.
Thạch để ở ngăn mát ít nhất 8 tiếng, khi thạch chưa đông hoàn toàn cắt có thể là thạch bị vỡ. Để ở ngăn mát tủ lạnh càng lâu thì thạch sẽ càng dai và chắc hơn.
Món chè khúc bạch khi ăn có vị ngậy béo của thạch sữa, giòn ngọt đậm đà của nhãn, thơm bùi của hạnh nhân, sần sật vui miệng của hạt é. Khi uống một ngụm nước sẽ cảm nhận được vị thanh mát của đường phèn và hương thơm nhẹ nhàng từ lá dứa. Tóm lại là vị ngon không thể cưỡng lại.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một công thức trong cẩm nang ẩm thực của bản thân cũng như có thể tự tay làm món chè khúc bạch cho những người mà bạn yêu thương.
Hãy ghé thăm Ngọt thường xuyên để đón đọc các bài viết mới nhé!
Nếu bạn là một dân ghiền ăn vặt thì chắc hẳn không thể bỏ qua món chè khúc bạch chưa bao giờ hết hot này. Ngoài sự khác lạ trong cái tên, chè khúc bạch còn lạ cả về hương vị khi kết hợp giữa thạch chè mát dẻo và hạnh nhân thơm bùi. Cùng Ngọt tìm hiểu bí quyết làm chè khúc bạch trong bài viết này nhé.
Bình luận