Để làm được một chiếc bánh trung thu thành công, ngoài phần nhân quyết định chính đến hương vị thì phần vỏ bánh sắc nét, bóng đẹp chính là yếu tố chinh phục cảm quan của người thưởng thức. Hôm nay Ngọt sẽ gửi đến bạn hai công thức vỏ bánh trung thu phù hợp cho những gu khác nhau. Cùng với đó là những lưu ý quan trọng trong để tạo nên một chiếc vỏ bánh như ý. Cùng thực hiện với chúng mình nhé!
Vỏ bánh có độ mềm, có thể ăn sau 1 2 ngày khi bánh đã xuống dầu. Dễ đóng bánh sắc nét, dễ thành công với người mới bắt đầu. Thơm phảng phất mùi rượu quế lộ.
Vỏ thơm mùi bơ đậu phộng, màu vàng đẹp mắt từ bột sư tử. Thích hợp với các công thức nhân sên nhuyễn.
Về cơ bản, cách làm vỏ bánh các công thức đều giống nhau. Bạn cần trộn trước hỗn hợp ướt bao gồm: nước đường bánh nướng, dầu ăn, mật ong, bơ đậu phộng, bột sư tử, lòng đỏ trứng, rượu mai quế lộ. Khuấy cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Ở một tô khác, bạn rây đều các nguyên liệu khô: bột mì, baking soda. Sau đó trộn nguyên liệu khô và hỗn hợp nguyên liệu ướt. Dùng thao tác bóp để các nguyên liệu quyện đều với nhau, không nhào bột sẽ khiến bột bị chai. Trộn vừa đủ để hỗn hợp quà quyện là được.
Sau khi trộn, bột cần được bọc màng bọc thực phẩm để tránh khô mặt, để nghỉ khoảng 30 phút trước khi bọc nhân. Bột sau khi đã trộn nên dùng ngay, không nên để trữ trong tủ lạnh sẽ khiến bột dễ bị chai.
Tại Ngọt cũng có các combo vỏ bánh các loại do NGỌT tự sản xuất. Bạn có thể mua combo để thử trải nghiệm các công thức vỏ bánh nhé!
Mỗi một loại bột sẽ có những đặc tính và khả năng hút nước khác nhau.
Với bánh trung thu thông thường, bột mì càng có hàm lượng protein (số trên bao bì) càng cao thì càng hút nhiều nước. Bột càng hút nước thì bánh sẽ càng khô/cứng. Vì vậy, nếu thích ăn bánh vỏ mềm, bạn hãy chọn bột mì số 11 (bột mì đa dụng) mix với bột mì số 8. Còn nếu thích ăn bánh có vỏ cứng một chút, hơi có độ giòn thì bạn có thể mix bột mì số 11 và bột mì số 13. Với các công thức healthy thay bột mì bằng bột yến mạch, vì yến mạch hút nước mạnh hơn bột mì rất nhiều (hàm lượng protein trong yến mạch từ 15-18%) nên thường chúng ta không thể dùng hoàn toàn bột yến mạch mà phải mix cùng bột mì để bánh có độ mềm cần thiết.
Cũng vì đặc tính khác nhau của mỗi loại bột mà thời gian nghỉ cũng khác nhau. Bánh càng hút nước mạnh thì thời gian nghỉ càng ngắn, để lâu sẽ khiến bột bị khô, chai bột. Với công thức dùng nhiều bột mì số 8 hoặc bột mì số 11, thời gian nghỉ thường là 30-40 phút. Công thức có bột mì số 13, thời gian nghỉ nên rút còn 20 phút. Công thức sử dụng bột yến mạch thì thời gian nghỉ chỉ nên khoảng 5 phút.
Ngoài ra, các hãng khác nhau thì bột hút nước cũng khác nhau dù cùng 1 hàm lượng protein. Ví dụ như kinh nghiệm mình đã làm thì bột Meizan hút nước nhiều hơn bột Hoa Ngọc Lan. Vì vậy, đừng dựa hoàn toàn vào công thức mà cảm nhận bột rất quan trọng.
Bột đạt là sau khi trộn bột, bạn ấn tay lên bột thấy tạo ra một vệt mướt bóng. Lấy thử 1 lượng bằng vỏ bánh thông thường, có thể dễ dàng miết mỏng chỉ bằng tay mà không cần lăn cán bột. Bột dẻo mướt và mịn. Nếu bột bị khô thì bạn có thể cho thêm nước đường; bột ướt thì cho thêm bột mì. Cần xử lý cho bột đạt trước khi cho bột nghỉ. Bột sau khi nghỉ thì cho thêm bất cứ nguyên liệu nào vào sau cũng khiến bột bị vỡ cấu trúc, bị chai lỳ.
Lưu ý: không trộn bột quá kỹ cũng dễ làm bột bị chai.
Xem thêm: Bí quyết cho mặt bánh trung thu vàng đều, lên màu đẹp.
Bánh sau khi nướng xuất hiện các chấm đỏ là do khi khuấy nguyên liệu lỏng để trộn bột, bạn chưa khuấy kỹ bơ đậu phộng hoặc bột sư tử. Vì vậy khi trộn hai nguyên liệu này, hãy nhớ khuấy kỹ để hòa quyện hoàn toàn với nước đường nhé.
Trên đây là công thức cho vỏ bánh trung thu vị cơ bản cũng như lưu ý trong quá trình thực hiện. Hy vọng bài viết này của NGỌT đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn một mùa trăng với những chiếc bánh thành công!
2 công thức vỏ bánh trung thu cơ bản mang 2 hương vị phù hợp với những gu khác nhau. Những lưu ý quan trọng để có vỏ bánh trung thu độ cứng mềm như ý, lên họa tiết sắc nét, màu sắc đẹp.
Bình luận